Trang Thời Sự


Tổng thống Tunisia
một bài học cảnh cáo lãnh đạo CSVN

Tác giả: Kiều Trọng Tấn
Thể loại: Thời sự VN

** Tunisia
      Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali của Tunisia lui chức sau 23 năm cầm quyền,  khi các cuộc phản đối về điều kiện sống khắc khổ đã biến thành làn sóng lớn chống lại ông. Trong khi đời sống dân chúng Tunisia nghèo khổ thì gia đình và dòng họ của vị tổng thống nầy sống vương giả  và hoang phí ngân sách nhà nước!
      Thủ tướng Mohammed Ghannouchi được chỉ định là tổng thống tạm quyền. Giới chức Tunisia vừa tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Người ta tin rằng ông Ben Ali và gia đình đã rời Tunisia, hiện đang tìm nơi cư ngụ ở nước ngoài.
      Các tin chưa được kiểm chứng nói máy bay chở ông hạ cánh xuống Jeddah, thành phố thuộc Ả Rập Saudi.
Trước đó truyền thông Pháp nói rằng tổng thống Nicolas Sarkozy bác thỉnh cầu cho máy bay chở ông Ben Ali hạ cánh xuống lãnh thổ Pháp.
     Trong các tuần gần đây nhiều chục người thiệt mạng trong các vụ phản đối về vật giá tăng cao, đời sống khắc khổ trên toàn quốc. Lực lượng an ninh đàn áp người biểu tình liên quan đến yêu sách của họ về nạn thất nghiệp, giá cả gia tăng và tham nhũng.
      Phản đối bùng phát sau khi một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học tự thiêu khi cảnh sát cấm người này không được bán rau củ không giấy phép. Sinh viên này chết một vài tuần sau đó.
Phản đối lên cao trào vào thứ Sáu 14/1 khi hàng ngàn người tụ hợp xung quanh tòa nhà của Bộ Nội vụ, nơi đại diện cho quyền lực tại Tunisia, với nhiều người leo lên mái nhà. Cảnh sát bắn đạn hơi cay nhằm giải tán đám đông.
       Trước đó một ngày, tổng thống Ben Ali, người hứa sẽ lui chức vào năm 2014, giải tán quốc hội, tuyên bố tình trạng khẩn cấp: Thiết quân luật
      Sau đó trong bài phát biểu đọc trên truyền hình chiều thứ Sáu, thủ tướng Tunisia  loan báo ông sẽ nắm quyền thay tổng thống Ben Ali. Ông Ghannouchi, 69 tuổi, vốn là cựu bộ trưởng tài chính, giữ ghế thủ tướng từ năm 1999.
Ông hứa sẽ “tôn trọng luật pháp và thực hiện cải cách về chính trị, kinh tế, xã hội từng được loan báo trước đó”.
Nhân chứng cho hay quân lính đang gỡ bỏ bích chương, quảng cáo có hình của ông Ben Ali – chỉ dấu nói đến lối cai trị độc đoán – tại các điểm trên toàn quốc.
      Phân tích gia về tình hình khối Ả Rập của đài BBC, Magdi Abdelhadi nói việc ông Ben Ali buộc phải từ chức và rời Tunisia rất có thể làm rung chuyển trật tự lập ra thời hậu thực dân tại Bắc Phi.
      Sự ra đi an toàn của tổng thống Ben Ali khiến cho giới chính trị phẩn nộ và đặt câu hỏi: NATO, Mossad and DST/DCRI very active in Tunisia, why the tunisian military did not jailed Ben Ali and all his family and allowed him to flee? This is a crime against humanity and the will of the tunisian people !
** Cộng Sản Việt Nam:
     Trở lại chế độ CSVN, bọn lãnh đạo Bắc Bộ Phủ đã bắt đầu tính con đường tháo chạy bằng hình thức vơ vét  ngân sách quốc gia, tham nhũng...
     Gần đây, nổi bật nhất là hai sự kiện đục khoét ngân quỹ nhà nước với hằng chục tỷ Mỹ kim, mà theo chi tiết của sự kiện,  có liên quan đến vị thủ tướng đương nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng. Đó là sự kiện ngàn năm Thăng Long và sự  scandal  của tập đoàn Vinashin:
* Lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long: Xét về kinh phí dành cho những công trình xây dựng không có là bao, nhưng theo báo cáo chi cho cuộc lễ lên đến gần 4 tỷ rưởi Mỹ kim, một số tiền vượt hơn chi phí cho một tổ chức thế vận hội long trọng nhất trong lịch sử thế vận hội thế giới ( Theo tài liệu ghi lại, chi phí cao nhất cho việc tổ chức thế vận hội thế giới là 4,2 tỷ Mỹ kim ) ! Nhìn vào số tiền hoang phí chi cho ngày lễ ngàn năm Thăng Long, chúng ta nhận định rằng: Phía sau hậu trường có một thế lực và hậu thuẩn cho việc chuẩn chi ngân sách quốc gia, để từ đó số tiền thặng dư mới chia nhau bỏ túi riêng. Như vậy, người  gián tiếp có quyền lực nhất để chỉ đạo cho cuộc lễ ngàn năm Thăng Long là ai? Có phải  là vị thủ tướng đương nhiệm..?
* Sự scandal của tập đoàn Vinashin: Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phạm Thanh Bình của tập đoàn Vinashin đang bị điều tra vì 'có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự' trong quá trình lãnh đạo Vinashin và để khoản lỗ của công ty lên tới hơn bốn tỷ đôla Mỹ. Nghe qua, trong chúng ta, có lẽ ai cũng hiểu là tập đoàn Vinashin không phải do làm ăn thua lỗ thật sự, mà có vần đề bí ẩn bên trong  của giới lãnh đạo. Nếu chúng ta đặt vấn đề thông thường
     AFP trích lời nhà Việt Nam học Carl Thayer từ Đại học New South Wales của Úc nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "là người ủng hộ chính cho việc xây dựng các đại công ty của Việt Nam theo mô hình chaebol của Hàn Quốc."
     Ông Thayer cũng nói vụ scandal đáng ra đã có thể là mối đe dọa cho ông Dũng nhưng ông đã "tấn công phủ đầu" bằng cách ra lệnh tái cơ cấu Vinashin. Chiêu thức nầy, ông  Thayer nhận định rằng:"Ông Dũng đã đặt mình vào thế chắc chắn: đằng nào cũng thắng,"
      Nhưng cách tái cơ cấu Vinashin của ông Nguyễn Tấn Dũng mà theo đó nợ của Vinashin được san cho các tổng công ty khác, đã chịu nhiều chỉ trích. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói với báo chí trong nước:
- Nhà nước đã chọn cứu Vinashin theo một cách dễ dãi nhất trong khi đẩy gánh nặng nợ cho nền kinh tế, doanh nghiệp và suy cho cùng là người dân đóng thuế gánh. Trên bình diện lãnh đạo, trách nhiệm để xảy ra thua lỗ, nợ nần ở Vinashin đáng ra phải được xử lý bằng pháp luật. nhưng vì đứng sau lưng của tập đoàn là một vị thủ tướng đang nắm quyền hành sinh sát trong tay về mặt kinh tế. Vì vậy, sự sập đỗ làm vở nợ một số tiền rất lớn củu một tập đoàn tầm cở quốc gia, mà thủ tướng chỉ giải quyết sơ sài bằng một hình thức kỷ luật vị chủ tịch tập đoàn...?
       Bà Lan cũng nói các doanh nghiệp nhà nước sử dụng chừng 60-70% nguồn lực của Việt Nam và nếu không có sự tái cơ cấu thì nền kinh tế Việt Nam khó phát triển mạnh.
       AFP cũng dẫn lời ông Jonathan Pincus, người phụ trách Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh nói các doanh nghiệp nhà nước lớn đã dễ dàng có vốn và đất đai mà không phải cạnh tranh và do vậy họ đã đầu tư quá mức.
      Ông nói giải pháp cho tình trạng này là buộc các doanh nghiệp nhà nước vay vốn trên thị trường và mua đất với giá thị trường.
      Ông Pincus nói với AFP:
- Nhiệm kỳ và lương bổng của các giám đốc doanh nghiệp nhà nước phải gắn với kết quả làm ăn của công ty."
Ông cũng nói các công ty nhà nước có thể theo mô hình của ngành viễn thông, trong đó tất cả các công ty điện thoại di động đều do nhà nước nắm cổ phần chi phối nhưng không doanh nghiệp nào thống lĩnh thị trường.
      AFP cũng dẫn lời bà Phạm Chi Lan nói các giám đốc doanh nghiệp nhà nước do thủ tướng bổ nhiệm và bởi vậy họ bỏ ngoài tai những chỉ thị từ bất kỳ ai khác trong khi luật lệ hiện còn chưa rõ về vai trò quản lý của các bộ đối với các doanh nghiệp này.
      Các chuyên gia kinh tế khác cũng đã lên tiếng chỉ trích điều mà họ gọi là sự “ưu ái có vấn đề” mà chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng dành cho Vinashin.
      Kinh tế gia Lê Dăng Doanh được trích lời nói:
-Tôi xin đơn cử một vài ví dụ điển hình về sự ưu ái này mà công luận đều biết đến:
1./ Phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường quốc tế được 750 triệu đô la, chính phủ giao ngay cho Vinashin, một việc chưa có tiền lệ trên thế giới là chính phủ đi vay trên thị trường quốc tế để trao lại cho một doanh nghiệp kinh doanh.
2./ Ông Phạm Thanh Bình đến các địa phương được cấp đất với diện tích rất lớn, ở vị trí rất thuận lợi, dù chưa hề có dự án kinh tế - kỹ thuật, các tỉnh đề nghị cung cấp các phương án kinh doanh, dự án đầu tư thì ông Bình nhờ can thiệp từ thủ tướng để được cấp ngay.
3./ Vinashin triển khai đầu tư tràn lan tới hàng trăm dự án. Có tới hàng trăm công ty con từ trại nuôi lợn Vinashin đến cửa hàng ô tô Vinashin trên đường Lê Duẩn (Hà Nội), hay resort ở gần Tam Đảo đều mang nhãn hiệu Vinashin.
4./ Mua tàu của Italia không qua giám định kỹ thuật, tàu về không thích hợp, càng làm ăn càng thua lỗ."
Ông Doanh nói Trung Quốc cũng có những mô hình doanh nghiệp như Việt Nam nhưng chưa có vụ thua lỗ trầm trọng nào như Vinashin.
     Ông giải thích các giám đốc doanh nghiệp ở Trung Quốc khi nhận nhiệm vụ đều nhận kèm theo các "tiêu chí định lượng khắt khe" như tỷ suất lợi nhuận hàng năm, tỷ lệ tăng năng suất lao động, tỷ lệ đổi mới khoa học - công nghệ, tỷ lệ tăng lương cho công nhân..."
     Tuy nhiên ông nói những điều này hiện chưa được áp dụng tại Việt Nam.
** Kết luận:
      Qua những sự việc tương đồng giữa hai  quốc gia Tunisia và CHXHCNVN. chúng ta có thể đưa đến một kết luận:
- Sự lãnh đạo độc tài, hiện tượng tham nhũng và đục khoét công quỹ để làm giàu cá nhân của giới lãnh đạo CSVN, nạn thất nghiệp trầm trọng hiện tại, sự băng hoại xã hội và đạo đức suy đồi... Tất cả những hiện tượng là điềm báo hiệu cho sự cáo chung của một chế độ. Nhìn vào thực tế hiện trạng của vị tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali, ắt sẽ có một ngày nào đó, thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng bị nhân dân Việt Nam hạ bệ và ...? Ngày đó chắc không xa!